Họa phẩm Tu viện Ljubostinja

Cung điện La Mã giá lạnh

Một số ý kiến cho rằng những bức tranh nguyên bản cũ nhất được thực hiện ngay trước Trận Kosovo và chỉ vài mảng còn giữ lại được trên một số bề mặt.[111] Khoảng năm 1403, Công nương Milica mời họa sĩ Hy Lạp Makarios Zografos đến vẽ lại nhà thờ.[11] Giai thoại nói họa sĩ đã nhận lời. Một trong những chữ khắc cạnh chân dung Milica cho thấy sơn vẽ nhà thờ hoàn tất ngày 14 tháng 8 năm 1403, một ngày trước khi cung hiến đền thờ.[112] Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những bức bích họa cổ nhất còn lại ngày nay chỉ được vẽ sau khi Milica qua đời (giữa năm 1405 và 1409).[25] Ngày nay, chữ ký Makarios có thể quan sát được trên vòm dẫn từ narthex đến gian giữa.

Nhà sử học nghệ thuật Srđan Đurić viết rằng các bức bích họa Ljubostinja cổ nhất được đặc trưng bằng gam màu lạnh rõ rệt, đặc biệt thông qua sắc thái nhạt nhòa của đỏ chu sa và xanh khổng tước, kết hợp xám và xanh lam,[113] gợi nhớ đến tường các cung điện La Mã cổ đại. Đặc trưng xanh dương Byzantine không được thể hiện ở Ljubostinja, ít nhất là mức độ không như các tu viện Serbia khác.[114] Makarios không xác định được đầy đủ không gian cho cảnh lớn sẽ vẽ.[115] Theo Đurić, họa sĩ không giỏi vẽ tranh lớn, nhưng lại có kỹ năng vẽ chân dung đặc biệt sống động. Do vậy, Đurić tin rằng Makarios chủ yếu chuyên về trang trí linh ảnh, rồi sau mới làm họa sĩ. Ông vẽ các thánh không nhất thiết phải đẹp, cũng không nhấn mạnh tình cảm con người như trường hợp với Kalenić và Manasija. Tranh các thánh thường thể hiện sự nghiêm khắc và kìm nén, lồng máy nhướng lên, đôi mắt khổ hạnh. Makarije chỉ cố gắng hà hơi tính cách cá nhân vào chân dung vua chúa hay nhà cầm quyền.[116]

У костурници у југозападном делу порте похрањене су мошти непознатих косовских јунака, које су њихове удовице пренеле у Љубостињу, као и мошти потоњих житеља манастира.

Trong tiền sảnh là chân dung Công nương Milica, Hoàng thân Lazar, cũng như hai người con là VukStefan.[117] Tranh Vuk Lazarević được vẽ mặc áo xanh lam, tay cầm thánh giá, nhưng duy nhất không mang biểu tượng quyền lực và không được ký tên.[118] Stefan mặc trang phục đỏ, tay cầm vương trượng hình thập tự. Dòng chữ bên cạnh ghi: Trong Chúa Kitô, despot Stefan sùng đạo và tối cao, chúa tể tất cả các vùng Serbia và Danube cho thấy bức bích họa ra đời sau khi Stefan lên ngôi, tức là sau năm 1402.[112][118] Hai thiên thần đội vương miện lên đầu và trao kiếm cho Stefan.[118] Công nương Milica mặc áo đỏ có hình thoi nối liền đỏ sậm, họa tiết hoa huệ với ngọc trai và châu báu.[119] Bà khoác áo choàng xanh lục với lớp lót xanh lam, trang trí bằng dải vàng.[119] Trên đầu là tấm voan trắng, đính hình thêu sẫm, hoa tai ngọc trai và trang sức, và chiếc vương miện mở rộng về phía trên.[119] Trong cuốn Žene ktitori i vizuelna kultura Balkana (Nữ sáng lập và văn hóa thị giác Balkan), nhà sử học Ljubica Vinulović viết rằng Công nương Milica, giống như các quý bá trước đó là Jelena AnžujskaJelena Nemanjić, đã tạo dứng được bản sắc trị vì của mình thông qua tranh bích họa.[120] Điều này có thể lộ rõ nhất qua tranh minh họa Vaseljenskim saborima được nhìn thấy nhiều nhất từ các Hội đồng Đại kết (Hội đồng Đại kết), qua đó các quý bà gửi tới thông điệp rằng họ cũng có quyền lực chính trị giống như phu quân mình, thậm chí đủ để để triệu tập quốc hội.[120] Tranh Milica còn tỏa ra quyền năng thần thánh của Chúa Kitô, muốn cho thấy thẩm quyền thánh thiện của các triều đại Nemanjić và Lazarević.[112][120] Các bức vẽ nơi gian giữa biểu trưng cho tâm linh và sự sống chết, còn narthex lại diễn đạt cho thẩm quyền và chức năng cai trị thần quyền của tu viện.[120]

Bích họa các tiên tri trong Kinh thánh Cựu Ước như Micah, Gideon, David, Ezekiel, Zakaria, Ṣofanya, JeremiaOsius. Tất cả đều được khắc họa với vẻ kinh ngạc và phấn khích trước Thượng Đế toàn năng hiện hình (có thể thông qua Chúa Giêsu). Ở cánh tây nam, thánh sử Marko được mô tả cùng Trí Tuệ nhân cách hóa dưới hình dạng cô bé. Ở cánh đông bắc, Trí Tuệ lại thể hiện bằng hình ảnh cung điện cổ tráng lệ. Cánh đông nam từng có các bích họa về Gioan Tông đồ cùng môn đồ Prohor.[111]

Về cơ bản, bố cục cảnh trong tranh tuân theo truyền thống trường phái Morava: trên vòm gian giữa mô tả Lễ hoan hỉ, phía trên là Sự khổ nạn, ở giữa là Dấu lạ và Bài giảng. Lễ hoan hỉ đưa ra các gợi ý về Lễ LáLễ đón Đức Mẹ Maria, trong đó có Lễ Truyền tin được bảo tồn gần như hoàn toàn.[121] Các cảnh còn sót lại là Chúa chịu khổ nạn, quân lính chế giễu, Phêrô chối Chúa, đỡ Chúa xuống thập tự và trong Mộ phần. Các bức Dấu lạ là những tác phẩm được bảo tồn tốt nhất:[122] phía nam, phía trên ca đoàn là Đuổi quỷ,[123] Chúa Giêsu và người đàn bà Samari,[124] phía bắc là Kẻ mù bẩm sinh và Sự xức dầu ở Bethany. Các bích họa khác vẽ các nhân vật nổi tiếng trong Kitô giáo và Chính thống giáo:[122] Tổng lãnh thiên thần Micae, Tổng lãnh thiên thần Gabriel, trên cột tây nam trong gian giữa là Thánh SavaStephen Nemanja,[123] Thánh Theodorus Studita,[125] Gioan thành Damascus,[32] Thánh Juda, Thánh Theodosius, Thánh Ephrem xứ SyriaThánh Sava thành Jerusalem.[11] Tình trạng các bức bích họa này đều không tốt. Chân dung đại diện cho Hoàng đế Constantinus và Thái hậu Helena có thể xác định được qua dòng chữ đi kèm.[122]

Nhà nghiên cứu Smiljka Gabelić nhấn mạnh tầm quan trọng của bức bích họa hiếm hoi về một vị thánh Ba TưGovdelaj, được vẽ giữa các chiến binh tại khu ca đoàn bắc.[126] Đầu của vị thánh trong tranh đã bị hư hại.[127] Bức bích họa này thú vị ở chỗ Chính thống giáo luôn đi chung hai vị Govdelaj và Dada với nhau trong ngày lễ thánh 2 tháng 10, nhưng ở Ljubostinja, Govdelaj đứng một mình.[126]

Trong những năm 1866-1870, một tường linh ảnh mới được vẽ theo phong cách chủ nghĩa lãng mạn và phục hưng quốc gia, do họa sĩ hàn lâm Nikola Marković đến từ Beograd vẽ, ông là con trai Milija Marković và học trò Steve Todorović. Bức này để lại giá trị nghệ thuật rất lớn ngày nay.[57]

Giám mục Nikolaj thể hiện sự ngưỡng mộ với Ljubostinja theo cách cả kiến trúc, hội họa và không gian thiên nhiên chung quanh được hòa trộn vào phục vụ thần học và phụng vụ. Ông sáng tác bài thơ Zidanje Ljubostinja, trong đó gọi tu viện là nơi an nghỉ linh hồn, nói rằng Ljubostinja được hát cho Chúa, bài hát đẹp nhất trên xứ sở Serbia.[108]

Chữa lành người bại

Đurić chỉ ra rằng bức bích họa thực sự có giá trị nhất trong tu viện Ljubostinja là Công đồng đại kết thứ năm mô tả các linh mục, binh lính và Hoàng đế Justinianus sống động và đầy cảm hứng.[116][128] Nhà sử học nghệ thuật Tamara Ognjević lại cho rằng bức Chữa lành người bại trên thực tế mới là tranh nổi bật nhất, là kiệt tác trong dòng tranh bích họa Serbia.[10]

Đurić cho thấy bức Chữa lành người bại truyền tải tất cả chi tiết đúng như câu chuyện Phúc Âm. Tranh vẽ Chúa Giêsu, các sứ đồ đứng sau, còn người bệnh đúng bên trái vác chiếc giường vẽ tượng trưng.[129] Tranh vẽ thêm hồ nước hình chữ thập với cổng đền thờ, một điểm mới lạ trong hình tượng nghệ thuật Cơ Đốc giáo. Đurić cho rằng hình tượng nhà hiền triết cổ đại Socrates cũng đưa được vào bố cục, đang yên lặng quan sát phép lạ chữa lành, gợi lên truyền thống trung cổ huyền bí rất hay so sánh Chúa Giêsu với các triết gia cổ đại, chủ yếu là Socrates với tư cách nhứng giáo sư lớn. Kể cả Socrates là người ngoại đạo nhưng bởi sự huyền diệu mà vẫn được xếp vào "một vị thánh tử đạo". Đurić phân tích từng chi tiết cũng như hình ảnh mà bức tranh mang lại: đầu tiên là các triết gia hiện thân cho tri thức, được hợp lý hóa dưới quyền năng chữa lành thiên thượng, hành trình đa chiều từ suy tưởng đến đức tin. Người bệnh tuy được chữa lành nhưng vẫn mang giường trên lưng, tư thế đứng không tự nhiên, đầu đột ngột quay về phía Chúa Giêsu, có thể còn bối rối bất ngờ chưa tin được vào điều đã xảy ra, và sợ hãi bước những bước đầu tiên.[116]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tu viện Ljubostinja http://www.vrnjackabanja.biz/crkve.php http://andrijaradenicistoricar.com/images/pdf/Svet... http://monumentaserbica.branatomic.com/mushushu/st... http://www.cro-eu.com/forum/index.php?topic=1388.1... http://www.eparhijakrusevacka.com/arhiva/%D0%9C%D0... http://www.eparhijakrusevacka.com/arhiva/%D0%B2%D0... http://www.trstenicani.com/Nar_Univerzitet/jefimij... http://www.manastir-lepavina.htnet.hr/ovcarskiman8... http://www.svetidimitrije.no/crkva/srpski-manastir... http://www.manastir-lepavina.org/vijest.php?id=730...